Bài toán “khó” tìm nguồn nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
Sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành hàng thịt gia súc, gia cầm. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phục hồi tăng trưởng ngành nông nghiệp sau dịch Covid-19.
Covid-19 – Khó khăn nhân lên gấp bội
Tại nước ta lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ mỗi năm vô cùng lớn. Để đảm bảo nguồn hàng TACN, nhập khẩu là giải pháp tối kịp thời. Thế nhưng trong năm 2020, đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu khiến cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi lại thêm phần khó khăn. Việc thu mua hiện rất khó khăn bởi khan hiếm nguồn hàng sau thời gian sản xuất ngưng trệ do dịch Covid-19.
Gía nguyên liệu biến động
Từ giữa năm 2020 đến nay, giá nguồn nguyên liệu có nhiều biến động khiến cho các doanh nghiệp khó có thể lường trước. Sự khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào làm ảnh hưởng đến sản lượng của hàng loạt các doanh nghiệp.
Thời gian giao hàng trì trệ
Các vấn đề về giãn cách do covid khiến cho nhiều đơn hàng bị trì trệ, thời gian nhận hàng kéo dài cũng kéo theo nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp. Nguồn cung trong nước không đủ, nguồn nước ngoài không kịp cập cảng, nhiều nhà máy phải cắt giảm sản lượng.
Vậy cần phải làm gì để gỡ nút thắt cho các doanh nghiệp?
Mở rộng nguồn nguyên liệu
Một trong những giải pháp đặt ra hiện nay để thúc đẩy sản xuất TĂCN là mở rộng nguồn nguyên liệu. Hiện nay, có đến 70 – 85% nguồn nguyên liệu sản xuất của các DN phải nhập khẩu. Nguyên liệu thô như ngô, bã rượu, khô đậu, lúa mì chủ yếu được nhập từ Mỹ, Hà Lan, Brazil, Argentina, Ấn Độ… Một số nguyên liệu khác như khô dầu cọ, khô dầu cải thì được nhập từ Thái Lan, Indonesia… Trong khi đó, 100% nguồn nguyên liệu phối trộn được nhập từ Trung Quốc và Singapore.
Đại diện một số DN cho biết, thực tế hiện nay, chi phí thu mua nguyên liệu sản xuất TĂCN ở các nước Đông Âu như Nga, Ukraine… đang tốt hơn so với các quốc gia truyền thống kể trên. Tuy nhiên, việc nhập khẩu hiện rất khó khăn do vướng mắc nhiều thủ tục.
Để tháo gỡ khó khăn cho các DN, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng đề nghị Bộ NN&PTNT sớm làm việc với các bộ, ngành, tạo điều kiện để các DN được nhập nguyên liệu sản xuất TĂCN từ các quốc gia Đông Âu. Về phía Sở NN&PTNT, ông Đăng cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương thúc đẩy tăng đàn, tái đàn, phục hồi chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm tăng lượng tiêu thụ TĂCN, tạo điều kiện để các DN phát triển sản xuất. Liên quan đến vấn đề vốn hỗ trợ DN sản xuất TĂCN vượt qua dịch Covid-19, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, TP sẽ làm việc với các ngân hàng, kiến nghị cho các DN vay vốn theo dự án, thay vì cần phải có tài sản thế chấp. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành xem xét, đề xuất TP có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các DN.
Hi vọng trong thời gian tiếp theo, các doanh nghiệp sẽ không còn bị tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn trong chăn nuôi. Avoca Việt Nam sẽ nỗ lực không ngừng để đáp ứng được nhu cầu của các đối tác trong thời gian tới!
Nguồn: Tổng hợp