Aenean sollicitudin, lorem quis bibendum auctor, nisi elit.

Công ty CP Nguyên liệu AVOCA Việt Nam

Sau một năm 2020 đầy khó khăn với ngành kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng; bước sang năm 2021 chúng ta đều hi vọng vào một sự thay đổi tích cực hơn. Đó là những gì mà các doanh nghiệp cũng như chính phủ kì vọng. Ngành thức ăn chăn nuôi 2021 cũng sẽ có nhiều thay đổi cũng như nhiều kỳ vọng trong năm mới. Năm 2021, khi thế giới vẫn còn phải đối mặt với đại dịch Covid-19, tương lai ngành thức ăn chăn nuôi sẽ ra sao? Đây có lẽ là câu hỏi mà khiến cho nhiều doanh nghiệp phải “đâu đầu” suy nghĩ. Vậy hãy cùn tìm hiểu một số thay đổi và triển vọng cho ngành TACN trong bài tổng hợp dưới đây của Avocavietnam.vn nhé!

Những quy chuẩn xanh trong năm 2021

Thân thiện môi trường là điều kiện tiên quyết của ngành chăn nuôi trong những năm tới. Tại châu Âu cũng như nhiều vùng khác của thế giới, các Chính phủ đang đưa vào nhiều quy định hơn nhằm đảm bảo tính an toàn và bền vững trong ngành chăn nuôi. Theo báo cáo của ông Robbie Walker, Giám đốc phát triển châu Âu của công ty Alltech, châu Âu sẽ đưa những quy chuẩn mới với tên gọi “Thỏa Thuận Xanh” vào thực tiễn trong năm 2021 nhằm đáp ứng các yêu cầu về sự thân thiện môi trường cững như hướng tới nền kinh tế xanh.

“Sẽ có các quy định mới về hàm lượng nitơ thải ra môi trường, vì thế các nhà chăn nuôi phải tính toán lại khẩu phần và quyết định chính xác dựa trên các thông số có được nhằm đáp ứng các yêu cầu của chính phủ” – Ông Robbie Walker đã diễn giải.

Phát triển nguồn đạm tự nhiên mới

Một phần trong các Quy chuẩn mới của Liên minh châu Âu là đảm bảo tính hữu cơ trong thức ăn sử dụng trong chăn nuôi, và vì thế, những nghiên cứu nhằm tìm ra nguồn đạm mới đang ngày một nóng dần. Đạm từ côn trung hiện đứng đầu danh sách nghiên cứu. Bột cá vốn được sử dụng nhiều, nhưng nguồn đạm này “có vấn đề về chi phí và tính bền vững với môi trường”, theo các chuyên gia, đề cập đến vấn đề bột cá đang có nhiều biến động giá cả cũng như việc khai thác bột cá có nhiều tác động tới môi trường.

“Ngành công nghiệp đạm côn trùng tại châu Âu trong 5 tới sẽ tạo ra hàng triệu tấn bột đạm và dầu phục vụ ngành thức ăn chăn nuôi” – Trích báo cáo của phó giám đốc châu Âu của công ty Alltech, ông Patrick Charlton. Hiện tại, Vương Quốc Anh là quốc gia tiên phong đầu tư cho đạm từ côn trùng, bên cạnh nhiều dự án tiềm năng lớn khác tại Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha.

Tác động của việc giá nguyên liệu cao

Một thách thức của năm 2021 là giá cả nguyên liệu được dự báo sẽ cao. Trong nhiều năm qua, ngành chăn nuôi Mỹ hưởng lợi từ giá cả nguyên liệu thức ăn thấp, vốn được duy trì từ năm 2012. Tuy vậy, giai đoạn quý 1 năm 2021, giá bắp và đậu nành được dự báo sẽ tăng mạnh.

Năm 2020 là một năm được mùa của các nông dân trồng bắp và đậu nành tại Mỹ. Tuy nhiên không thể phủ nhận những tác động xấu của việc thất thu tại bang Iowa, nơi trồng bắp và đậu nành chính của Mỹ. Bên cạnh đó, diện tích trồng đậu nành cũng đã giảm đáng kể; khiến cho việc giá cả có thể tăng 10% trong quý 1 năm 2021. Ngoài ra, việc xuất khẩu các nguyên liệu này đến Trung Quốc cũng có dấu hiệu tăng; nhất là khi đất nước tỷ dân đang hướng đến việc mua DDGS từ Mỹ; nên giá mua bột đầu nành sẽ gia tăng đáng kể.

Ngành thức ăn chăn nuôi 2021 – Ám ảnh “Bóng ma” Covid-19 và ASF

Cho dù ngành thức ăn chăn nuôi đã có nhiều thành quả; thiệt hại nhỏ hơn so với các ngành kinh tế khác; nhưng Covid vẫn sẽ là bóng ma ám ảnh trong năm 2021. Trong suốt dây chuyền sản xuất, các công ty giờ đây phải đầu tư nhiều hơn; nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên và quá trình vận hành của mình; từ đó tạo thêm gánh nặng tài chính.

Chuỗi cung ứng chậm trễ trong công tác hậu cần, vận chuyển

“Sẽ không có một liệu pháp thần kỳ nào giải quyết vấn đề Covid ngay lập tức; nhưng các công ty có thể thực hiện việc truyền đạt kế hoạch hoạt động đến với nhân viên; và phải thật linh hoạt trong ứng phó từng trường hợp liên quan đến sức khỏe và an toàn của đội ngũ lao động”; – Mark Jordan, Giám đốc điều hành tổ chức LEAP Market Analytics – chia sẻ. Chuỗi cung ứng cũng sẽ bị ảnh hưởng, với các vấn đề về chậm trễ trong công tác hậu cần, vận chuyển; do nhiều quốc gia trên thế giới sẽ vẫn đối mặt với tình trạng tồi tệ của Covid.

Dịch tả heo châu Phi (ASF)

Dịch tả heo châu Phi (ASF) không gây nguy hại cho sức khỏe con người; nhưng sẽ tác động lớn đến hoạch định của cả thế giới. Trung Quốc, quốc gia bị tàn phá nặng nề nhất bởi ASF, đang tái đàn nhanh chóng. Hiện tại, các đơn vị đã xuất khẩu thịt heo đến Trung Quốc; đã và đang thu được lợi nhuận lớn. Tuy nhiên trong năm 2021, khi Trung Quốc được báo có thể tự chủ nguồn cung; các quốc gia này sẽ đối mặt tình trạng thiếu thị trường. Năm 2021, Trung Quốc dự kiến sẽ có sản lượng bằng 110% so với năm 2020; đồng nghĩa với việc nhập khẩu thịt heo sẽ giảm 20-30%.

ASF vẫn đang nhăm nhe tại châu Âu. Việc một con heo rừng tại Đức được phát hiện chết vì ASF; đã dấy lên hồi chuông báo động đối với nhà sản xuất heo lớn nhất tại châu Âu. Bóng ma ASF sẽ vẫn đeo bám thế giới cho đến khi vắc xin được sản xuất. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi cũng sẽ biến động rất nhiều khi các quốc gia sản xuất thịt heo đang dần đổi vị trí cho nhau.

Nguồn: Tổng hợp

Call Now