Aenean sollicitudin, lorem quis bibendum auctor, nisi elit.

Công ty CP Nguyên liệu AVOCA Việt Nam

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ là 9 triệu tấn trong năm tài khóa 2019/20. Ảnh minh họa: dawn.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ là 9 triệu tấn trong năm tài khóa 2019/20. Ảnh minh họa: dawn.

Lý do có thể bắt nguồn từ việc người mua nhập gạo từ nguồn cung giá rẻ hơn của Ấn Độ để xây dựng kho dự trữ sau khi các nước trồng gạo hạn chế xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, hai quan chức ngành cho biết hôm 22/5.

Tăng các lô hàng từ Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, có thể làm giảm giá toàn cầu và giúp New Delhi giảm hàng tồn kho.

Nitin Gupta, Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh gạo của Olam India cho biết: “Có sự gia tăng nhu cầu đối với gạo Ấn Độ hiện giờ và chúng tôi hy vọng nhu cầu sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa”.

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ là 9 triệu tấn trong năm tài khóa 2019/20, mức thấp nhất trong 8 năm, dữ liệu chính phủ cho thấy.

Nhu cầu đã được cải thiện khi gạo Ấn Độ trở nên cạnh tranh sau khi đồng rupee giảm xuống mức thấp kỷ lục, B.V. Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của Ấn Độ cho biết.

Điều đó khiến gạo Ấn Độ giảm giá so với nguồn cung gạo từ các quốc gia cạnh tranh và điều này đã thúc đẩy người mua từ các nước châu Phi và châu Á như Malaysia và Philippines mua hàng, ông Rao nói.

Gạo Ấn Độ được báo giá từ 385-389 USD/tấn trong tuần này, trong khi các lô hàng từ Thái Lan, nhà xuất khẩu lớn thứ hai, được niêm yết ở mức 480-505 USD.

Malaysia đã ký hợp đồng nhập khẩu kỷ lục 100.000 tấn gạo từ Ấn Độ giao hàng trong tháng này và tháng tới.

Ngoại trừ Ấn Độ, các nhà xuất khẩu quan trọng khác như Thái Lan, Việt Nam và Campuchia đều hạn chế xuất khẩu, ông Himanshu Agarwal, Giám đốc điều hành tại Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Ấn Độ cho biết.

“Không có hạn chế đối với hàng xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Chỉ có Ấn Độ mới có thể đáp ứng các yêu cầu lớn của các nước nhập khẩu”, ông Agarwal nói.

Việt Nam, nhà cung cấp gạo lớn thứ ba, đã khôi phục hoàn toàn xuất khẩu trong tháng này, sau khi tạm dừng bán hàng từ cuối tháng 3 và hạn chế nguồn cung vào tháng 4 để đảm bảo có đủ lương thực trong đại dịch.

Call Now